The way we travel around cities has a
major impact on whether they are sustainable.
Cách chúng ta di chuyển trong thành phố có sức ảnh hưởng lớn tới
việc liệu thành phố có phát triển bền vững hay không.
Transportation is estimated to account for 30% of energy
consumption in most of the world’s most developed nations, so lowering the need
for energy-using vehicles is essential for decreasing the environmental impact
of mobility.
Ở hầu hết các quốc gia phát triển nhất trên thế giới, ước tính
rằng giao thông vận tải chiếm 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng, do đó, việc
giảm nhu cầu của các phương tiện sử dụng năng lượng là rất cần thiết để giảm
tác động tiêu cực của việc di chuyển tới môi trường
But as more and more people move to cities, it is important to
think about other kinds of sustainable travel too.
Nhưng khi ngày càng có nhiều người chuyển tới các thành phố,
việc suy nghĩ về những hình thức di chuyển khác giúp giao thông phát triển bền
vững cũng rất quan trọng.
The ways we travel affect our physical and mental health, our
social lives, our access to work and culture, and the air we breathe.
Cách chúng ta di chuyển trong thành phố sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe thể chất và tinh thần, đời sống xã hội, khả năng tiếp cận công việc và văn
hóa, và bầu không khí mà chúng ta hít thở.
Engineers are tasked with changing how we travel round cities
through urban design, but the engineering industry still works on the
assumptions that led to the creation of the energy-consuming transport systems
we have now: the emphasis placed solely on efficiency, speed, and quantitative
data.
Các kỹ sư có nhiệm vụ thay đổi phương thức chúng ta di chuyển
trong các thành phố thông qua thiết kế đô thị, nhưng thực trạng ngành công
nghiệp kỹ thuật vẫn làm việc dựa trên các giả định đã dẫn đến sự hình thành của
các hệ thống giao thông tiêu thụ năng lượng mà hiện nay chúng ta có: chỉ nhấn
mạnh vào hiệu quả, tốc độ và dữ liệu định lượng.
We need radical changes, to make it healthier, more
enjoyable, and less environmentally damaging to travel around cities.
Chúng ta cần những thay đổi triệt để, nhằm làm cho phương thức
di chuyển trong thành phố trở nên lành mạnh hơn, thú vị hơn và ít gây hại cho
môi trường hơn.
Dance might hold some of the answers.
Môn nghệ thuật múa có thể cho chúng ta câu trả lời.
That is not to suggest everyone should dance their way to work, however
healthy and happy it might make us, but rather that the techniques used by
choreographers to experiment with and design movement in dance could provide
engineers with tools to stimulate new ideas in city-making.
Môn nghệ thuật này sẽ không khuyên mọi người vừa đi làm vừa múa,
tuy nhiên nó có thể giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc, nhưng điều tuyệt vời
hơn là những kỹ thuật được các nhà biên đạo sử dụng để thử nghiệm và thiết kế
nên động tác trong khiêu vũ có thể cung cấp công cụ cho các kỹ sư để kích thích
những ý tưởng mới trong việc xây dựng thành phố.
Richard Sennett, an influential urbanist and sociologist who has
transformed ideas about the way cities are made, argues that urban design has
suffered from a separation between mind and body since the introduction of the
architectural blueprint.
Richard Sennett - một nhà xã hội học và một chuyên gia về quy
hoạch đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, người đã thay đổi tư tưởng về cách thức xây
dựng thành phố - lập luận rằng kể từ khi bản vẽ thiết kế kiến trúc xuất hiện,
tình trạng trí óc và cơ thể bị chia cắt đã xảy ra trong thiết kế đô thị
Whereas medieval builders improvised and adapted
construction through their intimate knowledge of materials and personal
experience of the conditions on a site, building designs are now conceived and
stored in media technologies that detach the designer from the
physical and social realities they are creating.
Trong khi các nhà xây dựng thời xa xưa đã ứng
biến và điều chỉnh công trình xây dựng thông qua kiến thức sâu rộng về vật
liệu và kinh nghiệm của bản thân về các điều kiện của công trường, hiện nay các
bản thiết kế tòa nhà được vẽ và lưu trữ trong các công nghệ truyền thông
- tách rời nhà thiết kế khỏi thế giới vật chất và xã hội mà họ đang
tạo ra.
While the design practices created by these new technologies are
essential for managing the technical complexity of the modern city, they have
the drawback of simplifying reality in the process.
Mặc dù các bản thiết kế được tạo ra bởi các công nghệ mới này
rất cần thiết để giải quyết được sự phức tạp về kỹ thuật của thành phố hiện
đại, chúng vẫn có nhược điểm đó là đơn giản hóa thực tế trong quá trình làm
việc.
To illustrate, Sennett discusses the Peachtree Center in Atlanta,
USA, a development typical of the modernist approach to urban
planning prevalent in the 1970s.
Một ví dụ minh họa được Sennett đưa ra là Trung tâm Peachtree ở
Atlanta, Hoa Kỳ, một kiến trúc điển hình cho sự phát triển của xu hướng hiện
đại đối với quy hoạch đô thị mà thịnh hành trong những năm 1970.
Peachtree created a grid of streets and towers intended as a new
pedestrian-friendly downtown for Atlanta.
Peachtree đã tạo ra một mạng lưới đường phố và tòa tháp với mong
muốn đây là một trung tâm thành phố mới và thân thiện với người đi bộ ở
Atlanta.
According to Sennett, this failed because its designers had
invested too much faith in computer-aided design to tell them how it would
operate.
Theo Sennett, công trình kiến trúc này đã thất bại vì các nhà
thiết kế đã quá tin tưởng vào bản thiết kế được hỗ trợ bởi máy tính, và làm
theo làm theo những gì mà nó nói.
They failed to take into account that purpose-built
street cafes could not operate in the hot sun without the protective awnings
common in older buildings, and would need energy-consuming air conditioning
instead, or that its giant car park would feel so unwelcoming that it would put
people off getting out of their cars.
Họ đã không tính đến việc các quán cà phê đường phố
được xây dựng với mục đích cụ thể không thể hoạt động dưới thời tiết nắng chói
chang mà không có mái hiên bảo vệ phổ biến trong các tòa nhà cũ và thay vào đó
sẽ cần điều hòa không khí tiêu tốn năng lượng, hoặc bãi đậu xe khổng lồ tạo cảm
giác không thỏa mái và khiến mọi người không muốn ra khỏi xe.
What seems entirely predictable and controllable on screen has
unexpected results when translated into reality.
Những gì dường như hoàn toàn có thể dự đoán và kiểm soát được
trên màn hình lại có kết quả không thể ngờ được khi áp dụng trong thực tế .
The same is true in transport engineering, which uses models to
predict and shape the way people move through the city.
Điều tương tự cũng đúng trong kỹ thuật của ngành vận tải, trong
đó sử dụng các mô hình để dự đoán và định hình cách mọi người di chuyển trong
thành phố.
Again, these models are necessary, but they are built on specific
world views in which certain forms of efficiency and safety are considered and
other experiences of the city ignored.
Cũng như vậy, những mô hình này rất cần thiết, nhưng chúng được
xây dựng trên các cách nhìn cụ thể về thế giới, trong đó các mức độ hiệu quả và
an toàn nhất định được cân nhắc và các trải nghiệm khác đối với thành phố bị
lược bỏ.
Designs that seem logical in models
appear counter-intuitive in the actual experience of the users.
Các bản thiết kế có vẻ hợp lý trong mô hình nhưng không đem lại
hiệu quả như mong muốn với trải nghiệm thực tế của người dùng.
The guard rails that will be familiar to anyone who has attempted
to cross a British road, for example, were an engineering solution to
pedestrian safety based on models that prioritise the smooth flow of traffic.
Ví dụ như hàng rào chắn mà bất cứ người Anh nào cũng quen thuộc
khi họ muốn sang đường, đây là một giải pháp kỹ thuật cho an toàn của người đi
bộ dựa trên các mô hình ưu tiên giao thông luôn được thông suốt.
On wide major roads, they often guide pedestrians to specific
crossing points and slow down their progress across the road by
using staggered access points to divide the crossing into two - one for
each carriageway.
Trên những con đường lớn, những hàng rào thường hướng dẫn người
đi bộ đến các điểm cụ thể có vạch kẻ đường và làm chậm tốc độ sang đường của họ
bằng cách sử dụng các điểm nhập làn so le để phân chia mỗi làn đường thành hai.
In doing so they make crossings feel longer, introducing
psychological barriers greatly impacting those that are the least mobile, and
encouraging others to make dangerous crossings to get around the guard rails.
Khi làm như vậy, việc qua đường trở nên lâu hơn, gây ra các rào
cản tâm lý có ảnh hưởng lớn đến những người ít vận động nhất và khuyến khích
những người khác thực hiện các hành vi nguy hiểm - nhảy qua những hàng rào bảo
vệ - để sang đường.
These barriers don’t just make it harder to cross the road: they
divide communities and decrease opportunities for healthy transport.
Những hàng rào này không chỉ khiến việc qua đường trở nên khó
khăn hơn: chúng chia tách mọi người và làm giảm cơ hội cho phép giao thông phát
triển lành mạnh.
As a result, many are now being removed, causing disruption, cost,
and waste.
Kết quả là hiện nay nhiều hàng rào bảo vệ đang được di dời, gây
ra gián đoạn, tốn tiền và lãng phí.
If their designers had had the tools to think with their bodies -
like dancers - and imagine how these barriers would feel, there might have been
a better solution.
Nếu các nhà thiết kế có công cụ để suy nghĩ cùng với cơ thể của
mình - như vũ công - và tưởng tượng cách thức hoạt động của những hàng rào này,
thì có lẽ đã có một giải pháp tốt hơn.
In order to bring about fundamental changes to the ways we use our
cities, engineering will need to develop a richer understanding of why people
move in certain ways, and how this movement affects them.
Để mang lại những thay đổi cơ bản đối với phương thức chúng ta
vận hành thành phố, các kỹ sư sẽ cần phát triển sự hiểu biết phong phú hơn về
lý do tại sao mọi người di chuyển theo những cách nhất định và cách chuyển động
này ảnh hưởng như thế nào đến họ.
Choreography may not seem an obvious choice for tackling this
problem.
Nghệ thuật khiêu vũ có vẻ không phải là một lựa chọn rõ ràng để
có thể giải quyết vấn đề này.
Yet it shares with engineering the aim of designing patterns of
movement within limitations of space.
Tuy nhiên, nó có chung mục đích với kỹ thuật ngành vận tải là
thiết kế các mô hình chuyển động với không gian bị giới hạn.
It is an art form developed almost entirely by trying out ideas
with the body, and gaining instant feedback on how the results feel.
Nó là một hình thức nghệ thuật được phát triển gần như hoàn toàn
bằng cách kiểm nghiệm các ý tưởng với chính cơ thể và kết quả có thể phản hồi
ngay tức khắc.
Choreographers have deep understanding of the psychological,
aesthetic, and physical implications of different ways of moving.
Các biên đạo múa có sự hiểu biết sâu sắc đối với hệ quả về mặt
tâm lý, thẩm mỹ và thể chất đối với các cách di chuyển khác nhau.
Observing the choreographer Wayne McGregor, cognitive scientist
David Kirsh described how he ‘thinks with the body’.
Bằng cách quan sát nhà biên đạo múa Wayne McGregor, nhà khoa học
nhận thức David Kirsh đã mô tả lại suy nghĩ của ông về cơ thể.
Kirsh argues that by using the body to simulate outcomes, McGregor
is able to imagine solutions that would not be possible using purely abstract
thought.
Kirsh lập luận rằng ông McGregor có thể tưởng tượng ra các giải
pháp bằng cách sử dụng cơ thể để mô phỏng kết quả, mà điều này không thể thực
hiện được bằng cách sử dụng tư duy trừu tượng thuần túy.
This kind of physical knowledge is valued in many areas of expertise,
but currently has no place in formal engineering design processes.
Loại kiến thức vật lý này được nhiều lĩnh vực chuyên môn coi
trọng, nhưng hiện tại lại bị các quy trình thiết kế kỹ thuật mang tính hình
thức xem nhẹ.
A suggested method for transport engineers is
to improvise design solutions and get instant feedback about how they
would work from their own experience of them, or model designs at full scale in
the way choreographers experiment with groups of dancers.
Một phương pháp được đề xuất cho các kỹ sư ngành vận tải
là ứng biến các giải pháp thiết kế và nhận phản hồi tức thì về cách
chúng hoạt động từ kinh nghiệm của chính mình, hoặc làm mô hình các thiết kế ở
quy mô đầy đủ theo cách các nhà biên đạo thử nghiệm với các nhóm vũ công.
Above all, perhaps, they might learn to design for emotional as
well as functional effects.
Trên hết, có lẽ họ có thể học cách thiết kế đem lại hiệu quả về
mặt cảm xúc cũng như chức năng.
0 Nhận xét