Luyện
nghe tiếng anh nói chung hay Luyện nghe TOEIC nói riêng là một kĩ năng đòi hỏi
người ôn thi toeic phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, vì vậy những ai
luyện thi toeic cần có một phương pháp đúng thì mới có thể đạt điểm cao trong
kì thi TOEIC.Có thể bạn có thể nắm rất chắc ngữ pháp, từ vựng, văn phong tiếng
Anh nhưng khi bạn luyện nghe Toeic với tốc độ đọc của một người bản ngữ, bạn vẫn
không thể nghe kịp và đương nhiên sẽ không thể đạt được điểm số cao khi làm đề
thi toeic. Những chú ý được viết dưới đây sẽ giúp bạn có được một phương pháp
luyện nghe toeic hiệu quả .
luyen-nghe-toeic
Chú
ý 1: Trọng âm của từ
Trọng
âm từ là chú ý đầu tiên để bạn luyện nghe nói tiếng Anh và hiểu tiếng Anh như một
người bản ngữ. Biết được trọng âm từ là con đường tốt nhất để bạn hiểu được văn
phong tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với
nhau. Vậy như thế nào là trọng âm từ ?
Luyện
thi toeic ví dụ với 3 từ: photograph, photographer và photographic. Ba từ đó có
giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ
nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).
PHOtograph
phoTOgrapher
photoGRAPHic
Trọng
âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE,
converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera…
Các
âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản
ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu những ai luyện thi
toeic học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ nhanh chóng cải
thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy
cố gắng tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim,
nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng
được nó. Trong đề thi TOEIC, vốn từ vựng với chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày và môi trường
kinh tế , vì thế bạn hãy cố gắng trau dồi từ vựng thuộc mảng trên, luyện tập
phát âm thật chuẩn, như thế việc luyện nghe TOEIC sẽ bớt vất vả và hiệu quả hơn
rất nhiều.
Chú
ý số 2: Trọng âm của câu
Trọng
âm câu là chú ý thứ hai giúp bạn luyện nghe tiếng Anh . Đối với trọng âm câu,
nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau:
We
want to go
Bạn
có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Chúng ta sẽ phát âm những
từ quan trọng với âm lượng to hơn những từ còn lại. Những từ quan trọng đó
chính là WANT và GO.
We
WANT to GO.
We
WANT to GO to WORK.
We
DON’T WANT to GO to WORK.
We
DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT.
Với
mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Với dân bản ngữ
họ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Bạn cần hiểu về trọng
âm câu và biết được cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi
người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Khi làm bài nghe của đề
thi TOEIC, Part 1 và part2 2 các bạn sẽ
không gặp khó khăn quá nhiều vì các câu được nói ra ngắn, phát âm rõ ràng. Nhưng với Part 3 và part 4 các bạn phải nghe đoạn hội thoại hay đoạn văn
nhỏ, việc chú ý trọng âm của câu, bắt đúng từ khóa sẽ là yếu tố quyết định đến
kết quả bài làm của bạn.
Chú
ý số 3: Nghe! Nghe! Và nghe
Nhiều
bạn phản ánh rằng nghe đài BBC rất khó vì nó nói nhanh quá, không nghe được nên
không hiểu gì. Mình xin nói rằng “Chính vì nó quá nhanh với bạn, bạn không hiểu
được nội dung nên bạn cần phải nghe”. Khả năng nghe của bạn sẽ không thể cải thiện được nếu bạn không chịu tập
luyện nghe. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, các bài nghe trong TOEIC cũng bắt
nguồn từ các tình huống trong cuộc sống, với sinh hoạt của con người hàng ngày
tại gia đình hay nơi làm việc. Vì thế khi bạn luyện nghe toeic nên xem thời sự,
xem phim, đọc truyện, … bằng tiếng Anh, bạn sẽ thấy bớt lạ lẫm khi làm bài đề
thi TOEIC.
Chú
ý số 4: Nghe thôi, đừng hiểu!
Bạn
có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động.
To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để
nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn
đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ
nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Còn nếu bạn cố nghe, cố để hiểu,
bạn có thể vấp phải nhiều từ mới, nhiều từ không nghe được và trở nên nản lòng.
Cách tốt hơn là hãy bật các chương trình tiếng Anh trên đài, TV và bạn không cần
làm gì cả. Bộ não sẽ Hear giúp bạn. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học
được rất nhiều.
Cuối
cùng với TOEIC listening, áp dụng bí quyết này thế nào? Những ai luyện thi
toeic hãy mở các đoạn băng nghe đi nghe lại. Đừng cố gắng bắt bản thân phải hiểu
được các từ họ nói, hiểu tình huống; mà chỉ nghe nhiều là nghe “cho quen tai”,
quen ngữ điệu. Sau nhiều lần nghe đi nghe lại, bạn hãy mở tapescript để xem khi
“vô thức” bạn nghe được những gì, hiểu được bao nhiêu phần trăm. Thời gian bắt
đầu quá trình luyện nghe TOEIC là như thế đấy các bạn ạ!
0 Nhận xét